TST tourist

Điểm đến và lan tỏa cà phê Buôn Ma Thuột

  • Thứ 2, 13/03/2023, 09:12 GMT+7
  • 497 Lượt xem
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định cà phê Buôn Ma Thuột đã dần trở thành điểm đến và lan tỏa men say tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Hoa hậu H'hen Nie, đại sứ truyền thông lễ hội, hứa sẽ giúp cà phê Buôn Ma Thuột là điểm đến và lan tỏa - Ảnh: TRUNG TÂN

Tối 10-3, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với mong muốn nơi đây sẽ là điểm đến và lan tỏa.

Đêm khai mạc được chia làm ba phần với nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm hơi thở âm nhạc, ánh sáng của núi rừng Tây Nguyên khiến hàng vạn khán giả có mặt vô cùng thích thú.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết rất vinh dự và vui mừng khi tham gia lễ hội sau 4 năm căng thẳng vì dịch COVID-19, nơi tình người ấm áp, đượm hương say cà phê khắp mọi ngả đường.

Phó thủ tướng nhấn mạnh nông nghiệp nông thôn là mũi nhọn. Bác Hồ từng dạy nông nghiệp ta giàu thì dân ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì đất nước ta thịnh. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành nghị quyết về nông nghiệp nông dân và xác định đây là lợi thế, là trụ đỡ của kinh tế nước nhà.

Hình ảnh cây cà phê xanh mướt thân thiện là điểm đến và lan tỏa của Buôn Ma Thuột - Ảnh: TRUNG TÂN

Đắk Lắk là trung tâm vùng Tây Nguyên, là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Thời gian qua Đắk Lắk có nhiều phát triển, trở thành địa phương giàu mạnh, có nhiều sản phẩm đặc sản, là nơi có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng trong khu vực và thế giới.

Thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, sản lượng đứng thứ 2 thế giới. Năm 2022 đã xuất khẩu đến 70 quốc gia, kim ngạch 4 tỉ USD. "Đây là những nền tảng để những hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa đến những thị trường tiềm năng mới", Phó thủ tướng tin tưởng.

Tuy nhiên, hiện giá trị cà phê Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp, xuất khẩu thô, công nghệ chế biến sâu còn hạn chế... Đây là một thách thức khi đáp ứng ở những thị trường lớn, nhu cầu ngày càng cao.

"Thời gian tới tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tái cơ cấu lại nông nghiệp và ngành cà phê. Phải có kế hoạch tiếp tục tái canh cây cà phê, sản xuất quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng. Xây dựng thương hiệu phải được quan tâm. Định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của địa phương.

Đẩy mạnh phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng", Phó thủ tướng mong mỏi.

Hình ảnh cà phê thân thiện là điểm đến và lan tỏa của Buôn Ma Thuột - Ảnh: TRUNG TÂN
  • Lễ hội tôn vinh cà phê Buôn Ma Thuột

Ông Phạm Ngọc Nghị, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Lễ hội là ngày hội vinh danh ngành cà phê Việt Nam đã trở thành lễ hội cấp quốc gia, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Lễ hội là nơi để hội tụ và tôn vinh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng...

Trong chương trình của lễ hội còn diễn ra hội nghị kết nối giao thương quốc tế và nhiều hoạt động văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc của vùng Tây Nguyên...

Đặc biệt là sự tiếp nối thành công, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam, với quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk trở thành "điểm đến của cà phê thế giới".

"Đắk Lắk luôn sẵn sàng "kết duyên lành" với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, để những ý tưởng, dự án đầu tư sớm trở thành hiện thực trên vùng đất bazan chan chứa tình người", ông Nghị nói.
(Nguồn: Trung Tân, Tuổi Trẻ, 10/03/2023, 22:33 (GMT+7))

Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc