TST tourist

Ngắm nhìn công trình tiêu biểu xứ Huế in ở mặt sau tờ năm mươi nghìn

  • Thứ 4, 02/03/2022, 08:42 GMT+7
  • 638 Lượt xem

Có bao giờ khi nhìn tờ tiền 50 nghìn đồng của nước ta, bạn thắc mắc công trình in phía sau tờ tiền này là gì, nằm ở đâu và bây giờ ra sao không?

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-1_1

Di tích Phu Văn Lâu trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu của xứ Huế. Nhìn vào hình ảnh công trình rất duyên dáng ấy, chắc chắn mọi người nhận ra đó chính là Cố đô Huế.

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-2

1.     Công trình này còn xuất hiện trên tờ tiền 50 nghìn đồng đang được lưu hành của nước ta. Có bao giờ khi nhìn tờ tiền ấy, bạn thắc mắc công trình in phía sau tờ tiền này là gì, nằm ở đâu và bây giờ ra sao không?

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-3

Ở mặt sau tờ năm mươi nghìn đồng Phu Văn Lâu trở thành chủ thể chính, xa xa là Nghinh Lương Đình, cạnh đó là dòng sông Hương có những chiếc thuyền trôi lững lờ, tiếp đến là một ngọn núi hùng vĩ.

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-4

Nằm ngay sát bờ sông Hương, ở phía trước Kỳ Đài và phía sau Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu tuy là một công trình kiến trúc nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử lẫn văn hóa. 

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-5

Về địa thế, Phu Văn Lâu nằm ở phía bên ngoài mặt tiền của Kinh thành Phú Xuân, tức phường Phú Hòa - thành phố Huế hiện nay, cách Đại Nội Huế chỉ 700m, đối diện Ngọ Môn Huế. Ngoài vai trò là nơi niêm yết, công bố những chiếu thư của Vua thời Nguyễn, nơi đây còn là lầu danh dự của giới nho sinh, là nơi xướng danh và dán tên của các vị thi đậu tiến sĩ dưới các triều nhà Nguyễn. Trong ảnh: Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau.

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-7

Phu Văn Lâu (hay còn được gọi là lầu Phu Văn), nếu giải nghĩa từng từ thì “Phu” tức là trưng bày, “Văn” là văn thư, “Lâu” là lầu cao, tựu chung là “nơi thông cáo, trưng bày văn thư của triều đình nhà Nguyễn”. Trong ảnh: Đôi rồng chầu ở bậc cấp lên Phu Văn Lâu

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-8

Phu Văn Lâu được xây dựng với tất cả khung cột bằng gỗ lim quý hiếm, với 2 tầng mái lợp ngói hoàng lưu ly.

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-9

Trong đó, tầng trệt có lan can cao 65cm, quét lớp vôi màu vàng nhạt, trừ những ngày niêm yết chiếu thư, dụ chỉ và kết quả khoa bảng, còn lại không gian để trống hoàn toàn. 

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-10

Các phần khung gỗ ở trên được chạm trổ rất công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng.

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-11

Nền Nghinh Lương Đình cao 90cm lát bằng gạch vồ và đá thanh, phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Do vậy xưa kia nơi này dùng để tiếp đón Vua triều Nguyễn ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn sông Hương.

TSTtourist-ngam-nhin-cong-trinh-tieu-bieu-xu-hue-in-o-mat-sau-to-nam-muoi-nghin-12

Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nét đẹp kiến trúc còn mãi với thời gian nên Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình đã vinh dự được lựa chọn để in trên tờ tiền polymer của nước ta.

(Nguồn: CTV Hoàng Hải/VOV.VN, Thứ Ba, 21:21, 01/03/2022)

Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc