Trải qua nhiều biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, Tháp Pô Klong Garai vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm. Năm 2016 công trình này đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, di tích này vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm. Năm 1979, tháp được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích Di tích Quốc gia và đến năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tháp Pô Klong Garai là ngôi đền thờ cúng thiêng liêng, được xem như một trong những trung tâm tôn giáo, văn hóa của vùng Panduranga, biểu tượng và là niềm tự hào của cộng đồng người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận.
Pô Klong Garai bao gồm 3 ngôi tháp gồm tháp chính (tháp trung tâm), tháp lửa (tháp nhà) và tháp cổng, được xây từ loại gạch nung đỏ sẫm. Riêng tháp cổng và tháp lửa không được sử dụng để thờ cúng, chỉ có tháp chính là nơi thờ tự vua Pô Klong Garai.
Ngôi tháp này có một cửa chính ở hướng Đông, phía trên được điêu khắc hình ảnh thần Siva, vị thần thiêng liêng đối với dân tộc Chăm, phía dưới là hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ.
Đây được xem là cụm tháp đẹp và hùng vĩ trong hệ thống tháp Chăm trên cả nước, một tuyệt tác của người Chăm xưa để lại.
Phía trước cụm di tích là tháp cổng có độ cao hơn 5m, được chạm trổ những hoa văn tỉ mỉ. Nơi này là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa.
Bên trong tháp thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha-Linga.
Ở phía Nam là tháp lửa, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm. Ngôi tháp này được thiết kế với hai mái cong cong hình chiếc thuyền.
Tiêu biểu nhất là Lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch (vào khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch) với ý nghĩa tưởng nhớ công lao của vua Pô Klong Garai, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
(Nguồn: Hoàng Hà, Vietnam net, 12/04/2023, 07:00 (GMT+7))