TST tourist

Thay đổi của cô bé tự kỷ sau những chuyến du lịch

  • Thứ 3, 10/05/2022, 08:19 GMT+7
  • 654 Lượt xem

Khi con gái được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, Arabella Carter-Johnson không ngờ sau sáu năm, họ có thể cùng nhau đi khắp thế giới.

Arabella Carter-Johnson, một người mẹ có con gái mắc chứng tự kỷ, sống tại Leicester, Anh. Arabella cùng con, Iris Grace, 12 tuổi, khám phá những cánh rừng trên khắp thế giới.

"Tôi tin rằng những chuyến đi chính là người thầy, huấn luyện viên, chuyên gia tâm lý và người bạn tuyệt vời nhất với mỗi chúng ta. Tôi đã chứng kiến sự thay đổi kinh ngạc mà những chuyến đi mang lại cho cô con gái nhỏ của mình. Con bé hòa đồng, tự tin và thích phiêu lưu hơn", Arabella chia sẻ.

TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-1Arabella quan sát và lắng nghe để hiểu con hơn qua những chuyến đi. Ảnh: Bored Panda

Khi bác sĩ chẩn đoán Iris mắc chứng tự kỷ từ năm 2 tuổi, Arabella không thể tin rằng 6 năm sau cô có thể cùng con thực hiện những chuyến phiêu lưu. Hành trình bắt đầu từ khi Arabella quyết định để con tìm hiểu những điều mình yêu thích, học cách sống trọn vẹn ở hiện tại, quan sát và lắng nghe để hiểu con nhìn nhận thế giới như thế nào.

Qua mỗi chuyến đi, Arabella dạy con gái về các kỹ năng sống, chăm sóc bản thân... Trải nghiệm thực tế giúp Iris dễ dàng hòa nhập với hiện tại, trở nên linh hoạt và tự do.

Iris có tình yêu và niềm hứng thú với thiên nhiên. Đó là lý do mẹ bé bắt đầu các chuyến đi lên rừng, xuống biển. Những nơi Iris đi qua trở thành nguồn cảm hứng cho cô bé để vẽ rất nhiều các bức tranh đẹp. Và việc đi du lịch khắp thế giới, theo Arabella, chính là trường học tốt nhất cho con gái.

Một trong những chuyến du lịch được hai mẹ con thích nhất là đi bộ đường dài hai tuần ở Hy Lạp. Tại đây, họ thăm những khu rừng, chụp ảnh với những gốc sồi lớn, lâu đời ở châu Âu, các di tích cổ, bãi biển, rừng olive và thành phố lịch sử.

TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-2Iris Grace trở nên tự tin, thích nghi với cuộc sống nhanh hơn nhờ đi du lịch. Ảnh: Arabella Carter-Johnson
TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-3Iris thoải mái chơi đùa và tương tác với bạn bè. Ảnh: Arabella Carter-Johnson
TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-4Cô bé thử tham gia nhiều hoạt động khác nhau, gặp gỡ những người mới. Ảnh: Arabella Carter-Johnson
TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-5Iris cùng mẹ dạo chơi trên bãi biển ở Hy Lạp. Ảnh: Harry Speller
TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-6Cô bé tò mò khám phá một cỗ máy trong nông trại olive. Ảnh: Arabella Carter-Johnson
TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-7Cô bé tò mò khám phá một cỗ máy trong nông trại olive. Ảnh: Arabella Carter-Johnson
TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-8Khung cảnh thanh bình ở Hy Lạp. Ảnh: Harry Speller
Như nhiều trẻ tự kỷ khác, Iris cần sự tĩnh lặng và thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày. Nhưng niềm yêu thích du lịch luôn trỗi dậy trong cô bé. "Trong lòng con bé tràn đầy sự tò mò mà các bức tranh, cuốn sách không thỏa mãn được nữa. Hệ thống dạy học dành cho trẻ tự kỷ tại nhà với Iris không còn phù hợp. Và tôi phát hiện ra rằng phương pháp đưa con đi du lịch giúp Iris phát triển tốt nhất", Arabella nói.

Theo nhiều cách, Arabella nhận ra Iris có thể đương đầu nhiều hơn với những thay đổi trong cuộc sống, nhờ các chuyến đi. Cô bé trở nên tự do hơn, vui vẻ chơi đùa, giao lưu với bạn bè mới. Arabella hạnh phúc khi thấy con gái cởi mở, hòa đồng vào đám đông, thử nghiệm các hoạt động mới và gặp gỡ nhiều người. Không chỉ vậy, Iris trở nên tự tin hơn và vượt qua những nỗi sợ hãi.

Hiện tại, Iris có thể đọc và nói, nhưng khả năng trò chuyện, giao tiếp xã hội còn hạn chế. Phản ứng của Iris khi mọi chuyện không như ý trở nên khó xử lý khi cô bé cao lớn và mạnh mẽ hơn. Nhưng Arabella muốn giúp con gái cảm thấy dễ dàng hơn khi đối diện với cuộc sống vốn đã rất khó khăn.

TSTtourist-thay-doi-cua-co-be-tu-ky-sau-nhung-chuyen-du-lich-9Những khi Iris cảm thấy mệt mỏi, Arabella chờ đợi con ổn định lại cảm xúc. Ảnh: Arabella Carter-Johnson

Tự kỷ là một cách sống, hoạt động và nhìn nhận thế giới. Tự kỷ không chữa được. Arabella hiểu rằng hành trình còn nhiều thách thức trước mắt, song cô muốn ghi lại những kỷ niệm của con gái để truyền cảm hứng cho những người có hoàn cảnh tương tự.

Cô mong muốn mọi người đều thấy vẻ đẹp trong thế giới cũng như nâng cao nhận thức tích cực về những người tự kỷ. "Hãy đi theo sự dẫn dắt của con bạn, và giúp chúng phát triển điểm mạnh thay vì chỉ nhìn vào điểm yếu", Arabella nói.

(Nguồn: Anh Minh (Theo Bored Panda), VnExpress, Thứ ba, 10/5/2022, 03:07 (GMT+7))

Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc