TST tourist

Thứ gia vị từng đắt hơn vàng

  • Thứ 4, 21/09/2022, 08:33 GMT+7
  • 556 Lượt xem

Nhụy hoa nghệ tây được mệnh danh là gia vị đắt đỏ nhất thế giới, được nhiều người lựa chọn và tin dùng.

Nhụy hoa nghệ tây (saffron) là một loại gia vị hiếm. Từ xưa chúng được sử dụng để nhuộm quần áo, tạo mùi nước hoa, hương vị cho thực phẩm. Alexander Đại đế thường sử dụng chúng để hồi phục sức khỏe và chữa lành vết thương sau trận chiến. Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra trộn saffron với sữa tắm để duy trì sắc đẹp.
Nhụy hoa nghệ tây cũng là một trong những loại thực phẩm đắt nhất thế giới. Thậm chí, giá trị của nó còn cao hơn trứng cá muối, đậu vani hảo hạng, wasabi và bất kỳ thực phẩm nào bạn có thể nghĩ tới. Đã có giai đoạn, nghệ tây đắt hơn cả vàng.

Nhụy hoa nghệ tây được lấy từ phần nhụy đã sấy khô của nghệ tây - crocus sativus. Để thu được 500 g nhụy hoa tươi, người ta cần đến khoảng 36.000 hoa nghệ tây. Nếu muốn thu hoạch 500 g nhụy hoa khô, cần đến 70.000 hoa nghệ tây.

Quy trình thu hoạch hoa nghệ tây khá vất vả. Ảnh: Daily Sabah.

Ngoài ra, hoa nghệ tây rất mỏng manh và nhụy hoa là những gì tinh túy nhất bên trong. Để tách phần nhụy - 3 sợi nhỏ màu đỏ bên trong bông hoa - cần một bàn tay khéo léo và kiên nhẫn. Thông thường sẽ mất khoảng 15-20 ngày để có được 500 g nhụy hoa nghệ tây.

Trồng hoa nghệ tây cần chú ý đến điều kiện thời tiết vì chúng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay chịu nhiệt độ lạnh. Hoa nghệ tây được trồng vào mùa hè, thu hoạch vào giữa và cuối mùa thu. Nhụy hoa nghệ tây phải được thu hoạch trước khi mặt trời mọc để tránh bị hư hại bởi sức nóng của ánh sáng mặt trời.

Các nhà sử học cho rằng hoa nghệ tây có nguồn gốc từ Tiểu Á và các vùng đất gần Biển Địa Trung Hải. Chúng được thuần hóa như một loại cây trồng ở Iran và các hòn đảo phía tây nam của Hy Lạp.

Hoa nghệ tây được trồng chủ yếu ở Iran. Ảnh: MEHR.

Phần lớn hoa nghệ tây được trồng chủ yếu ở Iran, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Trong số 300 tấn nghệ tây được thu hoạch mỗi năm, khoảng 90% được trồng ở Iran. Nhụy nghệ tây tốt nhất và đắt nhất thế giới đến từ bang Kashmir của Ấn Độ. Giá của chúng có thể lên tới 1.500 USD (khoảng 34,5 triệu đồng) cho 500 g.
(Nguồn: Minh Vũ, Thứ ba, Zingnews, 20/9/2022, 15:29 (GMT+7))

Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc