Englishen

'Dưỡng' được đường bay thì du lịch mới nhộn nhịp

Thứ tư, 14/09/2022, 08:32 GMT+7
Nhận định này được đưa tại hội nghị xúc tiến du lịch liên vùng giữa các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Định với ĐBSCL trong bối cảnh 3 địa phương trên đều chưa có đường bay thẳng tới Cần Thơ.

Muốn kết nối phải có đường bay
Ngày 13.9, tại TP.Cần Thơ diễn ra hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Định với các tỉnh ĐBSCL.

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT-DL), cho rằng kết nối về du lịch giữa 3 địa phương nói trên và TP.Cần Thơ cũng như các tỉnh ĐBSCL là liên kết sáng tạo, đa dạng và đầy tiềm năng. Bởi cả Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Định và Cần Thơ, ĐBSCL đều là những trung tâm du lịch lớn của cả nước, có những sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh đặc sắc sẽ bù trừ cho nhau để cùng phát triển. Đặc biệt, liên kết này được xúc tiến trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ, nhất là du lịch nội địa. Lượng khách du lịch nội địa trên cả trước đã vượt xa mức 2019, ở thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Đồng thời cũng đúng với định hướng của Bộ VH-TT-DL trong phục hồi ngành du lịch.

Đường bay thẳng đến Cần Thơ là cần thiết để kết nối du lịch với các tỉnh miền Trung, miền Bắc (ảnh: ĐÌNH TUYỂN).

Tuy nhiên, để liên kết giữa các địa phương thực sự phát huy hiệu quả, ông Hà Văn Siêu cho rằng, trước hết, các địa phương cần tăng cường chiều sâu thông tin quảng bá về điểm đến du lịch phải đến được với du khách. Các địa phương cũng cần hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề, tạo dòng khách trao đổi giữa các trung tâm.

Đặc biệt là cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc kết nối hàng không, phát huy hiệu quả các sân bay như Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay Cần Thơ, sân bay Phù Cát (Bình Định) để sớm có đường bay cũng như duy trì được sự kết nối thường xuyên giữa các địa phương. “Chỉ có sân bay, đường bay và nuôi dưỡng được các đường bay kết nối một cách thường xuyên thì du lịch mới có thể nhộn nhịp được”, ông Siêu nói.

Tiềm năng từ du lịch nội địa
Ông Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, đại diện cho 3 tỉnh tham gia xúc tiến du lịch tại ĐBSCL, nhận định, miền Tây là một trong những thị trường du lịch tiềm năng với Quảng Ninh, Ninh Bình và Bình Định, nhất là khi 3 tỉnh này đang xây dựng chiến lược tăng cường thu hút khách nội địa. “Liên kết giữa các địa phương, khu vực để phát triển du lịch là một lẽ tất yếu, đồng thời cũng là giải pháp nâng tầm du lịch của từng địa phương. Qua liên kết này, chúng tôi mong sẽ tạo nhiều cơ hội để cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong chuỗi giá trị ngành du lịch giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch. Đặc biệt là về chính sách thu hút cũng như thiết lập quan hệ hợp tác, đề xuất giải pháp đẩy mạnh kết nối, xúc tiến du lịch giữa các địa phương”, ông Tùng nói.

Chợ nổi Cái Răng, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Cần Thơ và ĐBSCL (ảnh: ĐÌNH TUYỂN).

Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, cũng cho rằng hiện tại, liên kết giữa 4 địa phương và các tỉnh ĐBSCL là đầy tiềm năm bởi miền Tây Nam bộ không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực quốc gia, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, mà còn là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Riêng TP.Cần Thơ ở vị trí trung tâm ĐBSCL cũng đã được biết đến là đô thị sinh thái, sông nước với bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng cùng rất với nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn hóa như: nhà Cổ Bình Thủy; đền thờ Vua Hùng; thiền viện Trúc Lâm Phương Nam…

TP.Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL hiện chưa có đường bay kết nối với Quảng Ninh, Bình Định, Ninh Bình (ảnh: ĐÌNH TUYỂN).

“Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng điểm, sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sản phẩm, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn, thân thiện và mến khách. Qua đó, kết nối nguồn khách giữa TP.Cần Thơ cũng như ĐBSCL với Ninh Bình, Quảng Ninh, Bình Định và ngược lại”, ông Hiện nói.

Theo thông tin từ ngành du lịch các địa phương, 8 tháng đầu năm 2022, các tỉnh, thành ĐBSCL thu hút khoảng 30 triệu lượt khách tham quan, du lịch; trong đó, có hơn 8 triệu lượt khách lưu trú; doanh thu du lịch ước đạt hơn 21.000 tỉ đồng.

Tại Ninh Bình, trong 7 tháng đầu năm 2022 đón 2,163 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 1.448 tỉ đồng. Trong khi đó, Quảng Ninh trong 8 tháng năm 2022, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 8,2 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch ước đạt 17.599 tỉ đồng. Còn tại Bình Định, 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh đón gần 3 triệu lượt khách. Doanh thu ngành du lịch tỉnh này đạt được trên 8.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, cả 3 địa phương Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Định đều chưa có đường bay tới sân bay Cần Thơ, thủ phủ của ĐBSCL.
(Nguồn: Đình Tuyển, Thanh Niên, 07:04 - 14/09/2022)

suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet