Englishen

10 món ăn may mắn trong dịp Tết Nguyên đán

Thứ ba, 17/01/2023, 15:48 GMT+7

Nói đến những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền ở các nước Châu Á, thật thiếu sót nếu không nhắc đến ẩm thực. Mỗi quốc gia, vùng miền sẽ có những quan niệm thú vị riêng, nhưng đều tựu trung một ý nghĩa là năm buông bỏ hết những điều không vui trong năm cũ, chào đón năm mới với nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp hơn. Dưới đây là 10 món ăn ngày Tết được cho là sẽ mang lại may mắn ở các quốc gia Châu Á.

10 món ăn may mắn ngày Tết

Với người dân các nước, ăn các món ăn này vào ngày đầu tiên của năm đã trở thành một phong tục trong thể thiếu.

Sủi cảo

Sủi cảo

Sủi cảo được gọi là mandoo trong tiếng Hàn, gyoza trong tiếng Nhật hoặc jiǎozi trong tiếng Quan Thoại. Đây là món ăn mặn được phục vụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán. Sủi cảo bên trong nhân là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như thịt lợn, hẹ, rau bina, trứng, thịt gà và bắp cải.

Sủi cảo còn tượng trưng cho tiền bạc, mang lại sự thịnh vượng, là món ăn ngày Tết mang đến sự may mắn không thể thay thế.

Mì sợi

Mì sợi

Mì sợi hay còn có tên gọi khác là “mì trường thọ”. Những sợi mì này ăn vào dịp Tết Nguyên đán có thể dài lên đến 60 cm và không được cắt. Chúng có thể chế biến bằng cách chiên hoặc làm ngập trong trong nước dùng. Theo truyền thuyết, bạn ăn mì càng lâu thì càng sống trường thọ.

Bánh trôi nước

Bánh trôi nước

Một trong các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu - bánh trôi nước. Đây là ăn phổ biến của người Trung Quốc, với phần nhân có thể chế biến theo cách ngọt hay mặn. Nhân ngọt thường là mè đen, đậu phộng, đậu đỏ, cánh hoa hồng và đường phèn, còn nhân mặn sẽ là thịt băm, đậu phộng giã nhỏ và nấm. Hình tròn của những viên bánh tượng trưng cho sự đoàn kết gia đình.

Chả giò

Chả giò

Với người Việt Nam, chả giò không chỉ là món ăn Tết, mà còn thường xuyên góp mặt trong các dịp lễ cúng, lễ giỗ,... Đây là món ăn ngày Tết giúp mang lại vận may đối với người Trung Quốc, Philippines và Indonesia nhờ hình dạng như thỏi vàng.

Những cuốn chả giò thường có nhân thịt gà, tỏi, thịt lợn, tôm, cà rốt hoặc giá đỗ. Phần nhân đậm đà trong khi lớp vỏ ngoài vàng rụm, giòn tan tạo nên dư vị hấp dẫn.

Bánh gạo cắt lát

Canh bánh gạo Tteok kuk

Bánh gạo cắt lát là một món súp ăn chung với thịt bò, hành lá và trứng. Vào dịp Tết Nguyên đán, người Hàn Quốc thường ăn món này.

Những chiếc bánh gạo mỏng hình đĩa màu trắng giống như đồng xu. Món ăn này tượng trưng cho sự khởi đầu mới, với màu trắng tinh khôi mang ý nghĩa làm sạch cả cơ thể và tâm trí. Ở Hàn Quốc, người ta cho rằng khi bạn ăn một bát súp này, bạn sẽ già thêm một tuổi, khôn ngoan và giàu có hơn. Du lịch Hàn Quốc vào đầu năm mới, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thử qua món ăn độc đáo này nhé!

Quả quýt

Quýt cũng là món ăn may mắn ngày đầu năm

Quýt là một món ăn nhẹ phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán. Chúng tươi ngon, mang tính biểu tượng và được coi như một món quà. Quýt còn được xem là một loại trái cây may mắn vì từ quýt trong tiếng Quảng Đông đồng âm với từ giàu có.

Ngoài ra, cam, bưởi và quất cũng là những loại trái cây mang lại may mắn trong ngày Tết bởi màu vàng của chúng.

Cá nguyên con

Cá vược, cá hồi hoặc cá chép thường được chọn để chế biến món ăn này

Cá nguyên con cũng là một trong các món ăn ngày Tết phổ biến với ý nghĩa mang lại may mắn.

Cá, đặc biệt là khi phục vụ nguyên con, được cho là biểu tượng của sự no đủ, dồi dào và thịnh vượng cho năm mới. Các loại phổ biến gồm cá vược hấp gừng và hành lá, cá hồi hoặc cá chép hầm với sốt ớt cay.

Bánh cam

Những chiếc bánh cam

Bánh cam xuất hiện quanh năm tại các tiệm bánh và nhà hàng Trung Quốc. Chúng mang một ý nghĩa đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán: sự may mắn. Lý do là những viên bột nếp nở ra bên ngoài khi chiên tượng trưng cho sự phát triển tài lộc của bạn.

Bánh tổ

Bánh tổ

Bánh tổ là một món tráng miệng ngọt phổ biến của người Trung Quốc và được ăn trong dịp Tết Nguyên đán. Chúng có vị ngọt, dẻo và mịn. Bánh được làm từ bột gạo, đường nâu và có thể ăn không, nhúng với sữa đặc để tăng thêm vị ngọt, hoặc chiên áp chảo để có độ giòn.

Bánh quy hạnh nhân

Bánh quy hạnh nhân

Những chiếc bánh có hình tròn và màu vàng lên khi nướng. Món bánh này giống với hình dáng của những đồng xu nên được cho là mang đến may mắn, thịnh vượng cho người ăn.

Trên cùng là một quả hạnh nhân có thể chần hoặc nướng. Đây là một món tráng miệng đơn giản, dễ làm và ngon không cưỡng lại được với một số người.

Những phong tục độc đáo trong ngày Tết cổ truyền ở các nước

Dù có cùng văn hóa đón Tết cổ truyền nhưng tại mỗi quốc gia, người Châu Á sẽ có những phong tục chào mừng năm mới theo những cách khác nhau. Có không ít phong tục "độc lạ" khiến người ta nghe tới đâu là "mắt chữ A, mồm chữ O" đến đó. Nếu có cơ hội, bạn đừng quên trải nghiệm các đường tour Châu Á để tìm hiểu và có thêm những trải nghiệm thú vị với ngày Tết cổ truyền các nước.

Chữ “Phúc” dán ngược độc đáo của người Trung Quốc

  • Dán chữ "Phúc" ngược: Du lịch Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy ngập tràn sắc đỏ. Đó là màu đỏ của đèn lồng, câu đối, sắc áo truyền thống, của những phong bao lì xì… với ý nghĩa thể hiện một cuộc sống mới đầy ấm no. Đặc biệt, người Trung Quốc có tục lệ dán/ treo chữ "Phúc" ngược để cầu may. Được biết, theo quan niệm xưa, chữ "Phúc" dán ngược có nghĩa là "Phúc đảo". Đây là phép chơi chữ trong tiếng Hán, "đảo" đồng âm với "đáo", "Phúc đáo" có nghĩa là phúc đến. Phong tục này đã lưu truyền từ lâu với mong ước mọi nhà sẽ được nhận phúc lành, đại cát đại lợi trong năm mới.
  • Tặng đồ số chẵn: Vào dịp Tết, ngoài việc tặng người thân và bạn bè quýt hay dứa với mong muốn mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho người nhận, người Singapore còn có phong tục tặng đồ đôi hoặc số chẵn (nhưng kiêng số 4 vì quan niệm con số này sẽ mang đến điều xui xẻo). Nếu tặng quà lì xì cũng sẽ theo cặp và bỏ trong bao đỏ kèm theo socola.

Mâm cúng thịnh soạn ngày đầu năm của người Hàn

  • Mâm cúng lên đến 20 món: Người dân Hàn Quốc tin rằng, những món ăn thơm ngon và trình bày đẹp mắt sẽ thể hiện sự tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Do vậy, đồ ăn để cúng thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Đồ dâng cúng có khi bao gồm hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là Tteok kuk - một sự khởi đầu mới. Các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức món ăn, uống rượu gạo và trà omija đủ cả 5 vị đắng, cay, mặn, ngọt, chát,...
  • Lên núi cầu nguyện:  Vào ngày đầu năm mới, người Mông Cổ sẽ dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới và nhóm lửa. Tất cả nam giới sẽ lên đỉnh ngọn đồi hay núi gần đó, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Tiếp theo đó, họ sẽ làm lễ xuất hành Muruu gargakh  để chọn hướng xuất hành cho tốt. Họ tin rằng xuất hành đúng hướng sẽ mang lại may mắn trong cả năm.

Những lá cờ đầy màu sắc trong ngày Tết cổ truyền ở Tây Tạng

  • Treo lá cờ đầy màu sắc: Người Tây Tạng không sử dụng lịch dương hay âm mà thường có cách đếm ngày riêng gọi là lịch Tây Tạng. Lịch này gần giống với lịch âm ở một số nước thường lựa chọn để đón tết. Vào ngày Tết, họ thường ăn guthuk - món súp làm từ thịt, phô mai khô, củ cải trắng và một ít mì sợi to kiểu Tây Tạng. Họ ăn súp trong khi đốt pháo và vẫy đuốc rơm xua đuổi linh hồn xấu. Kế đến thắp hương dân lên các vị thần, cùng với đó là treo các lá cờ đầy màu sắc tượng trưng cho hòa bình, từ bi và trí tuệ.

“Dạo một vòng thế giới” từ bài viết, hẳn bạn đã có thể hình dung cách các quốc gia Châu Á ăn mừng năm mới như thế nào. Nếu bạn cũng muốn có một mùa xuân đầy ước nguyện với tài lộc dồi dào, phát tài phúc đáo, hãy để TSTtourist mang lại đi đến những miền đất mới, để hòa vào không khí đón Tết cổ truyền cùng người bản địa, vừa để bản thân và gia đình tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên nhau.