Hỗ trợ toàn quốc
Hỗ trợ toàn quốc
Hỗ trợ toàn quốc
Hỗ trợ toàn quốc
Trong suốt hơn 12 năm, tôi từng lặn khắp vùng biển tại Việt Nam, đặc biệt là khu bảo tồn Hòn Mun, Nha Trang, và chụp ảnh.
Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun... và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160 km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo.
Để thực hiện được bộ ảnh này, tôi cùng các đồng nghiệp dành hơn 3 năm khám phá, tìm hiểu và thực hiện hàng trăm giờ lặn, bất chấp mưa gió và những khó khăn. Kỹ thuật chụp dưới nước đòi hỏi người chụp phải có trình độ lặn bình dưỡng khí chuyên nghiệp, với chứng chỉ quốc tế PADI từ cấp độ Divemaster trở lên. Ở trình độ này, người lặn có thể giữ toàn bộ cơ thể lơ lửng nhưng bất động, không bị nổi lên hay chìm xuống dưới nước. Những dòng chảy siết sẽ là một trong những thách thức để chụp được ảnh đẹp hay rõ nét.
Bộ ảnh này được thực hiện nhằm gửi gắm thông điệp tới các du khách đam mê khám phá, đồng bào cùng bảo tồn và phát triển biển Việt Nam để người Việt và bạn bè quốc tế còn mãi nhìn thấy những sinh vật tuyệt đẹp thế này.
Tôm Hoàng Đế - Imperial shrimp (Periclimenes imperator), hay còn gọi là “tôm đồng loại”, sống cộng sinh trên một cá thể sên biển, xung quanh là phổi của sên biển. Dù cái tên dễ khiến người ta liên tưởng đến cua hoàng đế, loài tôm này rất nhỏ - dài chưa đến 2,5 cm.
Hình ảnh chụp vào ban đêm tại Hòn Ông, Thôn Đầm Môn, Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa, độ sâu 20 m, nhiệt độ nước 28 độ C. Loài tôm này thường sống theo từng cặp và hòa bình với vật chủ cộng sinh như sên biển hoặc hải sâm. Những sinh vật này cung cấp thức ăn và bảo vệ tôm, ngược lại giúp chủ nhà dọn sạch tảo và ký sinh trùng.
Cá bò cạp lá - Leaf Scorpionfish (Taenianotus triacanthus), sống dưới cát hoặc gần các khu vực sỏi đá gần rạn san hô, chiều dài lên đến 10 cm. Tôi chụp bức ảnh này trong chuyến lặn biển dưới độ sâu 25 m, nhiệt độ nước 24 độ C.
Cá cóc - Painted Frogfish (Antennarius pictus), tại độ sâu 20 m, nhiệt độ nước 23 độ C. Loài này có thể dài tới 30 cm khi trưởng thành. Cá cóc bơi bằng chân. Màu sắc của loài này đa dạng vì chúng luôn có xu hướng thay đổi cho phù hợp với môi trường sống. Da mềm mại với những gai nhỏ, có các đốm màu. Loài này sống đơn lẻ gần các rạn san hô, tảng đá độ sâu lên đến 75 m.
Cua sứ hải quỳ - Porcelain Anemone Crab (Neopetrolisthes ohshimai) ở độ sâu 15m, nhiệt độ nước 28 độ C. Loài cua này sống cộng sinh với hải quỳ trên cát. Do khả năng di chuyển chậm chạp, chúng khó có thể tồn tại dưới đại dương nếu không có sự bảo vệ của hải quỳ.
Cá Bống San hô dây – Wire Coral Goby (Bryaninops yongei), sống và ngụy trang trên các dây san hô tại độ sâu 25 m, dưới vùng biển Hòn Mun. Đây là tấm hình được chụp công phu và mất thời gian nhất, bởi tôi đã mất hơn 60 phút lơ lửng và bất động, tránh làm con cá sợ bơi đi mất.
Giun bụi lông vũ - Feather duster worms (Sabellidae), là một họ giun ống polychaete biển đặc trưng bởi nhánh lông nhô ra. Chúng sống trong các ống xây từ một chất nhầy tự tiết ra, gia cố bằng cát và các mảnh vỏ.
Tôi mất hơn 90 phút để chụp tấm ảnh này tại độ sâu 10 m, vì chỉ cần thấy chuyển động các lông vũ này sẽ thụt vào. Bạn phải đợi chúng xòe tự nhiên và đu đưa theo dòng nước.
Cá ngựa ma - ornate ghost pipefish - (Solenostomus paradoxus), lưỡng tính, có thể trở thành con cái hay con đực tùy vào môi trường sống. Du khách lặn biển có thể tìm tháy chúng ở độ sâu từ 3 đến 25 m, đặc biệt gần những mỏm đá và san hô.
Một số đảo và vùng nước thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Mun, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Google Earth
(Nguồn: Độc giả Trí Nguyễn, VnExpress, Thứ tư, 9/2/2022, 03:15 (GMT+7))