Englishen

Khám phá du lịch Hà Nam có gì chơi?

Thứ năm, 03/08/2023, 13:20 GMT+7

Hà Nam có gì chơi mà khiến bao người mê đắm? Có thể nói, Hà Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt với thiên nhiên sông núi hữu tình, có chùa Bà Đanh đi vào huyền thoại, có nhà Bá Kiến, làng Vũ Đại lừng danh trong tác phẩm Chí Phèo, còn có đặc sản cá kho làng Vũ Đại "nhẵn mặt" trên các phương tiện truyền thông. Với những người muốn tìm một điểm đến vừa có cảnh sắc hữu tình, vừa có thể hành hương lễ Phật, không sự lựa chọn nào hoàn hảo hơn Hà Nam.

Nên đi du lịch Hà Nam vào mùa nào?

 

Hà Nam mùa nào cũng đẹp, nhưng lý tưởng nhất là đến vào mùa thu đông hay mùa xuân - mùa của những lễ hội

Hà Nam mùa nào cũng đẹp, nhưng lý tưởng nhất là đến vào mùa thu đông hay mùa xuân - mùa của những lễ hội

Hà Nam có khí hậu tương đồng các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh. Du khách có thể chọn tour du lịch trong nước tại Hà Nam vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, thu đông là mùa du lịch Hà Nam lý tưởng nhất.

Nếu yêu thích các lễ hội và không khí náo nhiệt, du khách có thể đến Hà Nam vào tháng 1 đến tháng 4. Trong đó, Rằm Tháng 4 là Lễ hội Phật đản, rất phù hợp để đến với Hà Nam - vùng đất của những ngôi chùa.

Hà Nam có những điểm du lịch nào thú vị?

Là những điểm đến biểu tượng Hà Nam, dưới đây là những cái tên giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc Hà Nam có gì chơi.

Chùa Tam Chúc

Quần thể Du lịch tâm linh Tam Chúc là điểm đến tiêu biểu của Hà Nam, sở hữu vị thế “tọa sơn hướng thủy”Quần thể Du lịch tâm linh Tam Chúc là điểm đến tiêu biểu của Hà Nam, sở hữu vị thế “tọa sơn hướng thủy”

Chùa Tam Chúc là một trong những điểm du lịch Hà Nam nổi tiếng, với tên gọi đầy đủ là Quần thể Du lịch tâm linh Tam Chúc, được chia thành 4 điểm đến bao gồm: Khu tiếp đón, Khu tâm linh, Khu trải nghiệm và Khu bảo tồn thiên nhiên.

Trên khuôn viên 144 ha trong tổng số 5.100 ha của Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc, Quần thể Du lịch tâm linh Tam Chúc là công trình quy mô, kết hợp giữa du lịch tâm linh, sinh thái và nghỉ dưỡng. Tam Chúc đến hiện tại là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, tọa lạc trên nền ngôi chùa cổ cùng tên có hơn 1.000 năm tuổi.

Chùa Tam Chúc cổ được xây từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh”. Tích xưa kể rằng, trên dãy núi 99 ngọn ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương, có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Cả 7 ngọn núi đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt ngày đêm. Dân làng thấy vậy gọi đó là núi “Thất Tinh”, và ngôi chùa dựng lên ở đây gọi là chùa “Thất Tinh”.

Một ngày nọ có người đến núi Thất Tinh đục đẽo hòng muốn lấy đi những ngôi sao. Họ đốn củi, chất thành đống lớn và đốt cháy trong nhiều ngày khiến 4 ngôi sao lu mờ dần, cuối cùng chỉ còn 3 ngôi sao tỏa sáng. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau được đổi thành chùa “Ba Sao”, và thị trấn Ba Sao, Kim Bảng - nơi tọa lạc của chùa Tam Chúc ngày nay - được bắt nguồn từ sự tích đó.

Với vị trí đắc địa “tọa sơn hướng thủy” - mặt hướng hồ Tam Chúc, lưng tựa núi Thất Tinh, chùa Tam Chúc không chỉ là điểm hành hương phải đến trong chuyến du lịch Hà Nam, mà còn là điểm check-in chỉ cần giơ máy là có ngay ảnh đẹp.

Đây cũng là điểm đến yêu thích của các bạn trẻ vì chỉ cần giơ máy lên là có ngay ảnh đẹp

Đây cũng là điểm đến yêu thích của các bạn trẻ vì chỉ cần giơ máy lên là có ngay ảnh đẹp

Địa Tạng Phi Lai Tự

Vẻ đẹp “bất nhiễm bụi trần” của ngôi cổ tự Địa Tạng Phi Lai

Vẻ đẹp “bất nhiễm bụi trần” của ngôi cổ tự Địa Tạng Phi Lai

Địa Tạng Phi Lai Tự là chốn thiền môn yên bình ẩn mình trong rừng thông ngút ngàn. Ngoài hít thở bầu không khí trong lành, khoáng đạt giữa không gian núi đồi xanh mát, du khách đến đây còn tìm thấy những phút giây tĩnh lặng lạ thường, với tiếng lá cây xào xạc, tiếng chuông gió leng keng…

Địa Tạng Phi Lai Tự có thế lưng tựa núi, với hai bên tả - hữu là Thanh Long - Bạch Hổ, đồng thời cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Cũng như nhiều ngôi chùa truyền thống khác, Địa Tạng Phi Lai Tự có tòa Tam Bảo với tượng Đức Địa Tạng uy nghiêm, có nhà thờ Tổ - nơi thờ phụng các vị sư trụ trì qua các đời, có khu nhà ở dành cho các Tăng ni - Phật tử, khu giảng đường nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư thầy thuyết giảng, tổ chức các khóa tu,... Khuôn viên chùa không chỉ rộng, xanh và thoáng, mà còn ngập tràn vườn cây, thảo dược, thuốc chữa bệnh,... được các sư thầy và người dân chăm sóc hàng ngày.

Kiến trúc chùa đậm nét Phật giáo với các chi tiết chạm trổ kỳ công như hình hoa sen, hình rồng, hình công phượng, hình thần chim Garuda, cùng nhiều linh vật khác tái hiện lịch sử từ thời Lý - Trần.

Đặc biệt, thay vì lát gạch như nhiều ngôi chùa khác, lối vào cổ tự Đại Tạng Phi Lai được trải đều những viên sỏi trắng tượng trưng cho sự thiền định. Trước khu Tổ đường, du khách sẽ ngay lập tức ấn tượng với Khổ Hải - 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi trắng tượng trưng cho 12 nhân duyên luân hồi của con người.

Nhà Bá Kiến

Nhà Bá Kiến, Làng Vũ Đại

Nhà Bá Kiến, Làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại là bối cảnh gắn liền với truyện ngắn “Chí Phèo”. Đây là ngôi làng nguyên mẫu lấy từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Trong đó có nhà Bá Kiến, một nhân vật có thật xuất hiện trong tác phẩm, đã tồn tại được hơn 100 năm.

Ngôi nhà được xây vào năm 1910 bởi 20 người thợ mộc tài hoa ở Phủ Lý Nhân và mất gần 1 năm mới có thể hoàn thành. Chủ nhân của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hạnh - một lái buôn giàu có. Toàn bộ căn nhà đều được làm bằng gỗ lim, với các văng, kèo, ly tô được chạm khắc chữ nho, hình rồng phượng quyền thế. Trải qua hơn 100 năm, mái ngói của ngôi nhà vẫn chưa phải tu sửa lần nào và không bị dột nát.

Ngày nay, ngôi nhà được UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách đến tìm hiểu, tham quan cũng như nghiên cứu sự nghiệp của cố nhà văn Nam Cao.

Cá kho Làng Vũ Đại quanh năm đỏ lửa, mỗi mùa Tết giá lên đến bạc triệu mỗi suất mà vẫn không đủ bán

Cá kho Làng Vũ Đại quanh năm đỏ lửa, mỗi mùa Tết giá lên đến bạc triệu mỗi suất mà vẫn không đủ bán

Nơi đây còn nức tiếng gần xa với món cá kho làng Vũ Đại ngày đêm đỏ lửa, là một đặc sản thơm ngon, độc đáo chỉ có thể tìm thấy tại Hà Nam.

Ao Dong - Hang Luồn

Mãn nhãn vẻ đẹp hoang sơ của Ao Dong - Hang Luồn

Mãn nhãn vẻ đẹp hoang sơ của Ao Dong - Hang Luồn

Hà Nam có điểm du lịch nào còn hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người hay không? Đây có thể là thắc mắc thường trực của những tâm hồn yêu tự do, mê trải nghiệm. Nếu bạn là người thích khám phá những hoạt động ngoài trời, thì Hang Luồn - Ao Dong là địa điểm du lịch Hà Nam bạn nên cân nhắc tìm đến.

Nằm trong trong vùng khai thác đá vôi với bốn bề là núi, địa thế của Ao Dong khá khó tiếp cận. Do vậy là nơi đây vẫn còn giữ được vẹn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Để khám phá Ao Dong, du khách chỉ có sự lựa chọn duy nhất là ngồi thuyền đi qua các hang động đá vôi, ngay trên đầu là những khối thạch nhũ với nhiều hình thù độc đáo.

Trong khi đó, hang Luồn có chiều dài khoảng 400, khá nhỏ, với cửa hang hình vòm khá rộng với những tán cây phủ bóng. Mùa nước lên, du khách khó mà khám phá do nước sẽ dâng lên làm bít lối vào hang.

Có tour du lịch Hà Nam 1 ngày không?

Nằm rất gần Hà Nội nên nếu xuất phát từ Hà Nội, du khách có thể dễ dàng du lịch Hà Nam 1 ngày. Điều đó cũng tương tự với những khách xuất phát từ Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hòa Bình hay Nam Định - những tỉnh có vị trí giáp ranh với Hà Nam.

Với những khách xuất phát từ TP.HCM, miền Đông hay các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chúng ta cũng có thể dễ dàng khám phá Hà Nam với tour du lịch Hà Nam ít hay nhiều ngày.

Địa điểm chơi ở Hà Nam đa dạng và nổi bật yếu tố tâm linh. Do vậy, nếu muốn tìm một nơi có vừa có cảnh đẹp vừa dễ dàng hành hương lễ Phật, sẽ không còn lựa chọn nào thích hợp bằng vùng chiêm trũng Hà Nam.

Với những thông tin mà TSTtourist cung cấp về du lịch Hà Nam, hi vọng du khách đã có thêm những lựa chọn để biết được tỉnh Hà Nam có gì chơi và tìm được những khu vui chơi ở Hà Nam phù hợp với tiêu chí của cả gia đình.