Hỗ trợ toàn quốc
Hỗ trợ toàn quốc
Hỗ trợ toàn quốc
Hỗ trợ toàn quốc
Căn nhà dài Êman ở khu du lịch Buôn Đôn lưu giữ nhiều bức ảnh tư liệu, dụng cụ săn bắt voi rừng thời xưa..
Căn nhà dài Êman (nhà voi) ở khu du lịch Buôn Đôn có diện tích khoảng 100 m2, chứa hàng trăm tư liệu, hình ảnh, đồ vật, trang sức... liên quan đến voi. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, voi là loài vật được xem như một thành viên trong gia đình, là biểu tượng thiêng liêng, tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của buôn làng.
Bức tranh tái hiện các Gru săn bắt voi rừng được trưng bày trong nhà voi.
Ảnh tư liệu chụp đội voi của Hoàng gia Bảo Đại. Đương thời, vua Bảo Đại có sở thích săn bắn. Có những chuyến đi kéo dài gần cả tháng, cùng trên 100 người phục vụ như lính gác, người mang vũ khí, người mang vác thức ăn, lái xe…
Các triều đại như Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê... thường dùng voi trong sinh hoạt cung đình. Voi ở kinh thành gọi là kinh tượng, dùng để canh gác các địa điểm trọng yếu, đi đầu trong các đám rước, lễ hội cung đình, chở vua quan vi hành.
Chân dung vua săn voi Y Thu Knul, sinh năm 1820 (thọ 110 tuổi). Ông là người khai sinh ra địa danh Bản Đôn, và có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng (bằng dây da trâu).
Ông từng bắt được khoảng 400 con voi, và là người Tù trưởng có uy, giàu có nhất vùng, được các tù trưởng tộc người ở Tây Nguyên tôn quý năm 1861, khi bắt được bạch tượng (voi trắng, giá trị bằng 100 con voi đen). Được vua Thái Lan phong tặng danh hiệu Khunsanup - vua săn voi. Ảnh: Tư liệu
Năm 1995, nhà nước cấm không cho săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Khăm Bun (nghĩa ngà đẹp) là con voi cuối cùng được các Gru bắt được, từng được chọn làm hình ảnh kết thúc chuỗi ký sự dài 13 tập về Ðăk Lăk. Năm 2007, Bun được đưa ra Liên đoàn Xiếc Việt Nam (Hà Nội) và mất sau đó ba năm khi mới 6 tuổi. Ảnh: Tư liệu
Trong các dụng cụ thuần dưỡng voi, tấm áo choàng của người săn voi được du khách đáng chú nhất.
Theo H'Mi, hướng dẫn viên tại khu du lịch, các tấm áo choàng được làm bằng vỏ cây lộc vừng, dùng để khử mùi cơ thể, mục đích để thợ săn không bị voi rừng phát hiện.
Dây thừng làm bằng da trâu, được phơi trong 12 tháng. Tù và bằng sừng trâu, dùng để báo hiệu các thợ săn trong lúc đi săn. Ngoài ra, tù và cũng được dùng để múc nước uống lúc khát.
Nguời đồng bào M'nông luôn có ý thức bảo vệ, làm đẹp cho voi. Chiếc bành voi (vơng) thường được làm bằng khung gỗ và dây mây; khi chở người và đồ đạc, bành được buộc trên lưng voi.
Bành giúp vững chắc, không nghiêng đổ khi voi đi nhanh hoặc lên xuống đồi dốc, đồng bào dùng sợi dây mây to, choàng vào cổ, đuôi, bụng, nách voi. Bên cạnh cái bành còn có cái mui để che mưa che nắng, đồng bào gọi là kuk.
Hai ngôi mộ voi được thờ cúng trong khuôn viên khu du lịch. Voi Păcku (trái) được những G'ru (người săn voi) ở Bản Đôn bắt được vào mùa hè năm 1978. Sau 6 tháng thuần dưỡng, chú voi này bắt đầu hòa nhập với đàn voi của buôn làng. Năm 2010, Păcku bị nhóm người sát hại bằng xăng và chém 217 nhát chém.
Voi H'Panh được ông Ama Kông bắt được năm 1995. Tháng 5/2010, khi được thả vào rừng ăn, H'Panh bị sập hầm chết, thọ 55 tuổi.
Trong khuôn viên khu du lịch, du khách còn được tìm hiểu về nhiều kiến thức tâm linh liên quan đến voi.
Hai con voi phục vụ du khách đến chụp hình lưu niệm.
Theo Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk, hiện nay toàn tỉnh còn 37 cá thể voi nhà, trong đó có 22 cá thể ở huyện Buôn Đôn, 14 cá thể ở huyện Lăk và một cá thể ở huyện Krông Ana.
(Nguồn: Trần Hóa, VnExpress, Thứ ba, 29/11/2022, 06:03 (GMT+7))