Englishen

Trung thu có gì? Gợi ý 6 điểm chơi Trung thu hấp dẫn Sài Gòn

Thứ tư, 13/09/2023, 13:05 GMT+7

Trung thu tuy là lễ hội quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của bao người nhưng không phải ai cũng hiểu một cách tường tận về ngày tết đặc biệt này. Trung thu có gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng để trả lời lại tốn rất nhiều “chất xám”, vì không chỉ lý giải được Tết Trung thu là gì, đã có từ bao giờ, có nguồn gốc từ đâu mà còn là “1001” câu hỏi vì sao xoay quanh như chơi đâu, ăn gì, những đâu đón Tết Trung thu giống Việt Nam chúng ta,... Trong bài viết này, hãy để TSTtourist giúp bạn “gỡ rối” nhé!

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống của Việt Nam

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống của Việt Nam

Tết Trung thu là gì?

Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức ngày rằm tháng 8 Âm lịch.

Trong dân gian, có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội cung trăng, sự tích Thỏ Ngọc,…

Ở Trung Quốc, ngày Tết Trung thu gắn liền với chuyện tình của vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi. Sau khi nàng mất, lòng nhớ thương sủng phi của nhà vua đã lay động các nàng tiên nữ, vì thế đã cho phép vua được lên trời để gặp Dương Quý Phi vào đêm trăng sáng rõ đẹp nhất của mùa thu. Khi về lại trần gian, nhà vua đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép rằng Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no, an lạc.

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Tháng 8 thường là thời điểm đã xong việc gieo trồng, thời tiết dịu đi cũng đúng lúc "muôn vật thảnh thơi" nên người ta mở hội cầu mưa, ca hát, vui chơi giữa mùa thu nhân ngày trăng sáng rõ, đẹp nhất. Đó cũng là một lý do cho thấy Tết Trung thu hình thành hoàn toàn có cơ sở.

Trong ngày này, người Việt ta thường bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh cho các bà, các cô. Trẻ em có những cuộc thi rước đèn, phá cỗ. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái, hoa quả,...

Vào ngày này, mặt trăng tròn vành vạnh nên còn được gọi là Tết đoàn viên

Vào ngày này, mặt trăng tròn vành vạnh nên còn được gọi là Tết đoàn viên

Trăng tròn cũng là biểu tượng của sự sum họp, vui vầy nên Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Theo phong tục của người Việt, tất cả thành viên trong gia đình đều muốn quây quần bên nhau, làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất rợp bóng trăng soi, xóm làng, gia đình cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, thưởng trăng, bày hoa quả và phát bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, trông trăng, múa lân, phá cỗ,...

Ngoài ý nghĩa vui chơi, Tết Trung thu còn là dịp để người xưa ngắm trăng, tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng Trung thu màu vàng, năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng Trung thu màu xanh hay lục, năm đó sẽ có thiên tai. Còn nếu trăng thu màu cam, trong sáng thì đất nước bình an, thịnh trị.

Những địa điểm chơi Trung thu ở Sài Gòn

Sài Gòn là thành phố lớn nên không gian ngắm trăng không được rộng rãi, thoáng đãng như ở quê. Vì là thành thị nên những phong tục chơi trăng, vui chơi đêm rằm,... ở Sài Gòn cũng được cắt giảm ít nhiều. Tuy nhiên, những địa điểm chơi Trung thu ở đây không hẳn là không có. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn vẫn có thể có thêm những trải nghiệm thú vị khi đón Tết Trung thu ở thành phố lớn. Và đó cũng là cơ sở để bạn so sánh xem, liệu Tết Trung thu trong tuổi thơ so với ngày nay khác nhau thế nào, cách người dân thành thị ăn Tết đoàn viên khác người miền quê ra sao…

Dưới đây là những điểm đi chơi Trung thu ở Sài Gòn đã được TSTtourist chọn lọc, bạn có thể tham khảo để đón mùa trăng trọn vẹn sắp tới.

Phố đèn lồng Lương Nhữ Học

“Phố Trung thu” nổi tiếng nhất Sài Gòn

“Phố Trung thu” nổi tiếng nhất Sài Gòn

Khu phố đèn lồng Quận 5 TP.HCM được xem là nơi đón Tết Trung thu hoành tráng nhất Sài Gòn. Có thể gọi đây là “phố Trung thu ở Sài Gòn” bởi không chỉ là nơi bán lồng đèn quy mô nhất, mà đây còn là nơi tập trung của phần lớn cộng đồng người Hoa. Người Hoa ăn Tết Trung thu lớn với nhiều phong tục, nghi thức truyền thống còn được lưu giữ đến tận hôm nay.

Điểm check-in quen thuộc của giới trẻ mỗi mùa trăng

Điểm check-in quen thuộc của giới trẻ mỗi mùa trăng

"Đến hẹn lại lên", từ khoảng giữa tháng 7 Âm lịch, cả con đường Lương Nhữ Học đã bắt đầu giăng đầy đèn lồng rực rỡ, với vô số mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc. Đây cũng là background chụp hình được giới trẻ yêu thích. Cứ mỗi mùa trăng đến, các bạn nữ, các cặp đôi,... đều "bội thu" những thước hình xinh tươi lung linh, cực trendy ngay tại phố đèn lồng Lương Nhữ Học.

Một lưu ý nhỏ là bạn nên đi từ khoảng 4h chiều và đừng nên đợi quá sát ngày Rằm tháng 8 vì lúc đó sẽ rất đông. Nếu muốn chụp hình lúc phố thị đã sáng đèn, thì bạn cần trang bị một chiếc máy ảnh “xịn sò”, một "phó nháy" có tâm để có những khoảnh khắc đáng giá nhất nhé, vì chụp ảnh ban đêm "khó nhằn" hơn rất nhiều so với ban ngày.

Địa chỉ: Đường Lương Nhữ Học - Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM

Cầu Ánh Sao

Cầu Ánh Sao

Cầu Ánh Sao

Nếu không biết Trung thu nên đi đâu ở Sài Gòn, thì cầu Ánh Sao, Quận 7 cũng là điểm đến sáng giá. Vào đêm Rằm tháng 8, vầng trăng sáng vằng vặc hòa cùng ánh điện lấp lánh nhiều màu sắc, gió mát thổi từng cơn... khiến cầu Ánh sao trở nên lãng mạn, thành nơi lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa của các cặp đôi.

Trong trường hợp sợ Sài Thành không có không gian cho bạn thưởng thức vầng trăng sáng, thì cầu Ánh Sao hay hồ Bán Nguyệt cũng là địa chỉ lý tưởng. Dưới nước là mặt hồ phẳng lặng in bóng trăng soi, trên trời là trăng rằm đêm thu tròn vằng vặc. Tất cả tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, lung linh rất hiếm thấy thường ngày.

Địa chỉ: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM

Công viên Thỏ Trắng

Đây là một trong những địa điểm đi chơi Trung thu ở Sài Gòn được nhiều phụ huynh "chọn mặt gửi vàng". Không chỉ với Tết Trung thu mà hầu như vào bất kỳ mùa lễ nào trong năm như Tết Nguyên Đán, Noel,... công viên Thỏ trắng cũng linh động việc trang trí bối cảnh theo chủ đề.

Công viên Thỏ Trắng bày trí Lễ hội Trăng rằm

Công viên Thỏ Trắng bày trí Lễ hội Trăng rằm

Vào đêm Trung thu, công viên còn biểu diễn rất nhiều tiết mục sôi nổi như xiếc, ảo thuật, ca nhạc, múa lân, rước đèn phá cỗ,... Có những bạn đóng làm chú Cuội, chị Hằng, còn có Thỏ ngọc cung trăng thân thiện, đón chào các em nhỏ, giao lưu, chụp hình, nhảy múa, hát ca, còn tặng quà cho các bé trong khu vực trung tâm của công viên.

Nhiều hoạt động diễn ra miễn phí, tạo không gian vui chơi, giao lưu, kết bạn cho các em nhỏ, giúp nơi đây trở thành điểm chơi Trung thu hấp dẫn ở Sài Gòn.

Địa chỉ: 875 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 15, Quận 10, TP.HCM

Đầm Sen

Đầm sen

Đầm Sen

Nhắc đến những điểm đi chơi Trung thu ở Sài Gòn vui nhộn, độc đáo, thật thiếu sót nếu không gọi tên Đầm Sen - "huyền thoại tuổi thơ" của rất nhiều người, nhất là thế hệ 8X, 9X.

Vào những ngày Tết Trung thu, Đầm Sen trở nên rộn ràng với đèn hoa trang hoàng lung linh, sặc sỡ. Thu hút các em nhỏ nhất là vô số hoạt động vui chơi đêm hội trăng rằm như múa lân, văn nghệ với chú Cuội, chị Hằng,... Nhất là các em có thể xem diễu hành, chụp ảnh, tham gia rước đèn, phá cỗ và nhận về nhiều phần quà hấp dẫn.

Để thu hút các em đến vui chơi đêm trăng, Đầm Sen cũng hay tổ chức các chương trình tặng quà hay miễn phí tham gia một số trò chơi cho trẻ em, giúp các em thiếu nhi thành phố có không gian vui chơi, lưu giữ nhiều kỷ niệm đáng nhớ vào ngày Tết Trung thu trong ký ức tuổi thơ.

Địa chỉ: Số 3 Hòa Bình, Phường 3, Quận 11, TP.HCM

Các trung tâm thương mại

Con đường đèn lồng hoành tráng tại Vạn Hạnh Mall

Con đường đèn lồng hoành tráng tại Vạn Hạnh Mall

Các trung tâm thương mại lớn như AEON Mall, Crescent Mall, Vincom, Takashimaya - Saigon Center,.. đều là những "phố trung thu" hiện đại ở Sài Gòn với đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm bất tận. Nhờ thường nằm gần trung tâm, di chuyển thuận lợi, lại có sự đầu tư hoành tráng về tiểu cảnh,... mà không ít gia đình Sài Thành chọn đón Tết Trung thu tại đây.

Chiếc cổng check-in ngợp bóng trăng vàng tại Trung tâm thương mại Takashimaya

Dịp này, tại các trung tâm thương mại lớn, từ trước sảnh đến bên trong đều ngập tràn không khí đón trăng, với đèn lồng, hoa sen, mặt trăng, những con thú bông đáng yêu, nhiều khi còn có chị Hằng, chú Cuội, Thỏ ngọc đứng ở các gian hàng để giao lưu, tặng quà cho các em nhỏ.

Đây cũng là dịp các gian hàng cho dùng thử các sản phẩm bánh Trung thu, kẹo, nước uống,... giúp bạn có thể thoải mái thử và chọn ra những phần quà đặc sắc nhất dành tặng người thân, bạn bè.

Một số địa chỉ tham khảo:

- Crescent Mall: 101 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

- Aeon Mall:

  • Bình Tân: 1 Đường Số 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM

  • Tân Phú: 30 Bờ Bao Tân Thắng, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP.HCM

- Takashimaya - Saigon Center: 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

- Vincom Center Landmark 81: Số 772 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

- Vạn Hạnh Mall: 11 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

- Gigamall: 240-242 Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức, TP.HCM

Các quán cà phê check-in

Không khí Trung thu cổ xưa ngập tràn ở quán cà phê Nàng

Không khí Trung thu cổ xưa ngập tràn ở quán cà phê Nàng

Từ đầu tháng 7 Âm lịch, nhiều quán cà phê ở Sài Gòn đã bắt đầu bày trí lung linh, trang hoàng lộng lẫy nhiều tiểu cảnh liên quan đến ngày Tết Trung thu để đáp ứng nhu cầu check-in của nhiều “thượng đế”. Các quán cà phê trở thành địa chỉ đi chơi Trung thu ở Sài Gòn được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Độc đáo mô hình tô tượng, tô đèn lồng tại góc quán Cafein

Độc đáo mô hình tô tượng, tô đèn lồng tại góc quán Cafein

Ngoài đầu tư bối cảnh với rất nhiều concept khác nhau, như “trở về tuổi thơ”, “sống ở cung trăng”,... các quán còn tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn để “níu chân” người trẻ như tô đèn lồng, tô tượng, làm đồ thủ công, làm nến,...

Không gian check-in tại Cafein

Không gian check-in tại Cafein

Đặc biệt, một số quán còn tổ chức các chương trình thiện nguyện thông qua hoạt động quyên góp vào heo đất, bán hàng gây quỹ,... để gửi những phần quà thiết thực giúp trẻ em vùng sâu vùng xa, vùng cao hay tại các mái ấm có một mùa Trung thu vui vầy, ấm cúng.

Trung thu tại “Hội An thu nhỏ” mang tên Khóm Coffee & Tea

Trung thu tại “Hội An thu nhỏ” mang tên Khóm Coffee & Tea

Một số địa chỉ tham khảo:

- Ú Cafe Kokeshi: Đường số 49, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.HCM

- Cafein: Đường Độc Lập, Quận Tân Phú, TP.HCM

- Khóm Coffee & Tea: 5 Trần Quý Khoách, Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM

- Nàng: Đường Nguyễn Cửu Đàm, Quận Tân Phú, TP.HCM

- The Bali Coffee & Tea: 249 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

- Tiệm Trà Tháng Tư: 1 Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

- Thương Rooftop: Tầng 7, Tầng thượng 258 Tôn Đản, Phường 8, Quận 4, TP.HCM

Ăn gì vào ngày Tết Trung thu ngoài bánh Trung thu?

Tết Trung thu còn gọi là Tết đoàn viên. Với nhiều gia đình, đây là dịp sum họp, vui vầy giữa ông bà, cha mẹ và con cái. Ngoài bánh Trung thu, mâm cỗ đêm trăng còn có sự góp mặt của rất nhiều món ăn truyền thống. Cùng TSTtourist tìm hiểu nhé!

Xôi cốm

Dẻo thơm hương cốm mùa thu

Dẻo thơm hương cốm mùa thu

Đây là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình miền Bắc mỗi mùa Trung thu. Xôi cốm hay các thức quà từ cốm cũng là đặc sản của mùa thu Hà Nội.

Xôi cốm được làm với ba nguyên liệu chính là cốm non, đậu xanh và dừa khô nạo. Cốm sữa dẻo mềm, thơm ngào ngạt, quyện cùng chút bùi của đậu, béo của dừa, thoảng hương sen làm lá gói... tạo nên món ăn hấp dẫn chỉ có thể tìm thấy giữa mùa thu.

Ngó sen

Vô số món ngon từ sen cho mâm cỗ đêm trăng tròn đầy

Vô số món ngon từ sen cho mâm cỗ đêm trăng tròn đầy

Mùa thu cũng là mùa sen. Vì vậy, các món ăn từ sen, trong đó có ngó sen rất được ưa chuộng trong ngày Tết đoàn viên. Có thể kết hợp ngó sen, hoa quế với xôi để cho ra món ăn đậm vị quê nhà. Ngoài ra, có thể dùng ngó sen để chế biến thành nhiều món ngon như gỏi ngó sen, canh ngó sen hay ngó sen xào tôm thịt,...

Gỏi ngó sen ăn cùng nước mắm chua ngọt và bánh phồng tôm là món ăn thường góp mặt trong ngày Tết đoàn viên, bởi dễ làm, nguyên liệu đơn giản, thơm ngon, lại thể hiện ý nghĩa sum họp, cát tường.

Gỏi bưởi

Chú chó bưởi đầy sáng tạo trên mâm cỗ Trung thu

Chú chó bưởi đầy sáng tạo trên mâm cỗ Trung thu

Bưởi có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, thường góp mặt trong mâm cỗ Trung thu khi được chế biến thành gỏi bưởi. Từng tép bưởi mọng nước kết hợp với các loại hải sản như tôm, mực, thịt luộc, nước mắm chua ngọt, cùng hành phi, lạc rang, rau mùi... cho ra món ăn vô cùng hấp dẫn.

Đặc biệt, thay vì bày biện trên chiếc bát đĩa thông thường, các bà, các cô sẽ khéo léo cắt tỉa vỏ bưởi thành những dụng cụ chứa đẹp mắt. Để mâm cỗ Trung thu thêm phần điệu nghệ, nhiều người còn cắt tỉa quả bưởi thành hình chú cún, con thỏ,... vô cùng khéo léo, khiến người xem phải thật sự trầm trồ thán phục.

Chè trôi

Những viên chè trôi tròn đầy biểu tượng cho sự đoàn viên

Những viên chè trôi tròn đầy biểu tượng cho sự đoàn viên

Trong danh sách món ngon Trung thu có gì, thật thiếu sót nếu không gọi tên chè trôi. Những viên chè tròn vo, đầy đặn tượng trưng cho mặt trăng, cũng mang ý nghĩa về sự tròn đầy, hạnh phúc. Đó là lý do khiến đây trở thành món ăn không thể thiếu của ngày Tết Trung thu.

Lớp vỏ bột gạo dẻo mềm, bao phủ phần nhân đậu xanh dừa bùi bùi, beo béo, hòa trong nước đường gừng ngọt thanh, trên mặt là chút mè, chút lạc rang giã nhuyễn... Tất cả tạo nên bát chè trôi gần gũi, thân quen và thấm đượm sự ngọt ngào, đầm ấm của tình thương yêu gia đình.

Các món ốc

Thịt ốc mùa thu được đánh giá là thơm ngon, ngọt thịt và giàu dưỡng chất nhất trong năm

Thịt ốc mùa thu được đánh giá là thơm ngon, ngọt chắc và giàu dưỡng chất nhất trong năm

Ốc vào mùa thu thường to, ngon và chắc thịt. Vì vậy, người ta quan niệm ăn ốc vào lúc này rất tốt cho sức khỏe, nhất là với đôi mắt. Ngoài ra, đây không phải thời điểm sinh sản nên ốc lúc này rỗng ruột và có nhiều thịt.

Từ cơ bản như ốc luộc đến cầu kỳ như ốc hấp sả, nấu cơm mẻ, nhồi thịt, chả ốc,... Đi kèm còn có chén nước mắm gừng cay thơm, mặn ngọt vừa vặn, trở thành một đặc sản khó cưỡng của mùa thu.

Có thể thấy, trước câu hỏi Trung thu có gì, TSTtourist đã mang đến cho bạn rất nhiều thông tin thú vị. Nếu chưa có kế hoạch nào cho mùa Trung thu sắp tới, đừng quên tham khảo những gợi ý mà bài viết trên cung cấp để có một mùa trăng tròn đầy, hạnh phúc.