Englishen

8 kiểu bánh tét ngày Tết ở miền Tây

Thứ tư, 26/01/2022, 08:36 GMT+7

Bánh tét không chỉ là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt, mà còn mang nhiều giá trị ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa. Bánh tét là biểu tượng của sự sum họp, gắn kết và tri ân trong dịp Tết Nguyên Đán. Với sự sáng tạo và đa dạng của người dân vùng sông nước, bánh tét ngày Tết ở miền Tây có nhiều kiểu khác nhau, mang hương vị hết sức đặc trưng của từng địa phương. Hãy cùng TSTtourist khám phá 8 kiểu bánh tét ngày Tết ở miền Tây trong bài viết sau đây.

Giới thiệu bánh tét miền tây

Không chỉ xuất hiện trong những ngày Tết mà bánh Tét còn có mặt trong những ngày giỗ, đám tiệc ở miền Tây. Điều đó cho thấy loại bánh này có ý nghĩa không nhỏ đối với mỗi người dân nơi đây.

Bánh Tét là hình ảnh thường thấy trong ngày Tết miền Tây 

Bánh Tét là hình ảnh thường thấy trong ngày Tết miền Tây 

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh tét ngày Tết 

Bánh tét ngày Tết có nguồn gốc lịch sử lâu đời liên quan đến cuộc sống nông nghiệp và lễ hội tại Việt Nam. Theo truyền thuyết và lịch sử cho biết bánh tét được tạo ra để tưởng nhớ, kính trọng tổ tiên và làm món ăn được chuẩn bị trong dịp Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết cổ truyền

Bánh tét mang ý nghĩa lịch sử, tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc các con. Sự hiện diện của bánh tét những dịp lễ quan trọng cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Như vậy, mỗi người con Việt Nam luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. Bên cạnh đó, việc gói bánh tét ngày Tết cũng là dịp để mọi người quây quần cùng nhau, hỗ trợ nhau cho ra những chiếc bánh đẹp mắt và hấp dẫn để dâng lên ông bà tổ tiên của mình. 

Gói bánh tét ngày Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau

Gói bánh tét ngày Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau

Mặc khác, Bánh tét ngày Tết cũng có ý nghĩa về văn hóa, thể hiện sự giao lưu và hòa hợp giữa các dân tộc và vùng miền trong nước. Theo một số chuyên gia, bánh tét là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm, khi người Việt mô phỏng hình tượng Linga của thần Shiva trong tín ngưỡng của người Chăm. Bên cạnh đó, về nguyên liệu, cách nấu và ý nghĩa bánh tét cũng là sự kế thừa và phát triển của bánh chưng, loại bánh truyền thống của miền Bắc. Bánh tét cũng có sự biến đổi theo từng vùng miền, ví dụ như bánh tét lá cẩm ở Huế hay bánh tét lá gai ở Cần Thơ,...

Nguyên liệu và cách gói bánh tét ngày Tết ở miền tây 

Một số nguyên liệu phổ biến trong bánh tét ngày Tết ở miền Tây 

Một số nguyên liệu phổ biến trong bánh tét ngày Tết ở miền Tây 

Bánh tét là một món ăn truyền thống của người Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt là ở miền Nam. Bánh tét có hình dạng tròn, dài, được gói bằng lá chuối và nấu chín trong nước sôi. Nguyên liệu để làm bánh tét đa dạng bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hành lá, tiêu, muối, đường và dầu ăn,... 

Cách gói bánh tét ngày Tết ở miền Tây phổ biến như sau:

- Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước khoảng 4 tiếng cho mềm, rồi xả sạch và trộn đều với một ít muối.

- Tiếp theo, luộc đậu xanh trong nước cho chín mềm, vớt ra và xay nhuyễn. Nêm đậu xanh với đường và dầu ăn cho vừa vị.

- Sau đó, thái thịt lợn thành miếng nhỏ, ướp với hành lá, tiêu, muối và đường khoảng 30 phút. Xào thịt lợn cho săn lại và thơm.

- Cuối cùng, chuẩn bị lá chuối rửa sạch và lau khô. Lấy một tấm lá chuối đặt ngang trước mặt, gấp đôi theo chiều dọc. Lấy một nắm gạo nếp đặt lên giữa lá chuối, dàn thành hình chữ nhật. Sau đó, đặt một muỗng đậu xanh lên giữa gạo nếp, rồi đặt một miếng thịt lợn lên trên. Gập hai bên lá chuối vào trong để che kín nhân bánh. Cuốn lá chuối từ trên xuống dưới để tạo thành hình tròn dài. Dùng dây lát buộc chặt hai đầu bánh.

- Lặp lại quy trình trên cho đến khi hết nguyên liệu. Nấu bánh tét trong nồi nước sôi khoảng 6 tiếng cho chín đều. Vớt bánh ra cho nguội trước khi cắt để cúng và thưởng thức.

Các loại bánh tét ngày Tết 

Tùy theo vùng miền, nguyên liệu và cách chế biến sẽ cho ra nhiều loại bánh tét khác nhau. Một số loại bánh tét phổ biến nhất là bánh tét lá cẩm, bánh tét nhân đậu xanh, bánh tét nhân thịt,....

Bánh tét chuối

Bánh Tét chuối với nhân màu hồng đỏ thắm 

Bánh Tét chuối với nhân màu hồng đỏ thắm 

Đây là loại bánh Tét ngày Tết khá phổ biến ở miền Tây. Người thích ăn bánh tét ngọt chọn chuối xiêm chín, tách đôi, ướp thêm ít đường để làm nhân bánh. Nếp chọn loại ngon đem ngâm sạch, để ráo rồi xào với nước cốt dừa cho thơm và béo, thêm đậu đỏ để bánh có vị bùi và lá dứa để nếp có màu xanh lá đẹp mắt. Bánh khi chín có độ mềm vừa phải, nhân màu hồng đỏ thắm, đậm vị ngọt dịu của chuối nấu chín. 

Bánh tét nước tro

Hạt nếp trong và nở đều trong bánh tét tro

Hạt nếp trong và nở đều trong bánh tét tro

Bánh tét nước tro cũng là loại bánh nhân ngọt, kích thước thường nhỏ hơn đòn bánh tét ngày Tết thông thường. Nhân bánh chỉ gồm đậu xanh bóc vỏ nấu chín và tán nhuyễn, cho thêm ít muối đường. Phần nếp sau khi ngâm và để ráo nước được trộn chung với nước tro tàu. Bánh nấu chín có hạt nếp trong, nở đều, vỏ ngoài dẻo và mềm, dai nhẹ còn nhân ngọt vừa phải và có độ thơm bùi của đậu xanh.

Bánh tét chùm ngây

Bánh tét chùm ngây với màu xanh lạ mắt 

Bánh tét chùm ngây với màu xanh lạ mắt 

Bánh tét chùm ngây là loại bánh mới nhất trong danh sách bánh tét ngày Tết, du khách có thể thưởng thức món bánh này khi đến Cồn Sơn, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Bánh có màu xanh đẹp mắt nhờ lá chùm ngây, còn phần nhân chỉ có đậu xanh hoặc chuối xiêm chín, không thêm thịt. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng, khách sẽ cảm nhận rõ vị bùi của đậu xanh, béo của nước cốt dừa thấm vị trong nếp và mùi thơm của lá chùm ngây, thích hợp cho người ăn chay hay cần bồi bổ dinh dưỡng.

Bánh tét nhân sâm

Bánh tét có nhân hồng đẳng sâm thượng hạng 

Bánh tét có nhân hồng đẳng sâm thượng hạng 

Bánh tét nhân sâm "sang chảnh" có mặt tại Cần Thơ, Hậu Giang. Cũng với cách làm như bánh tét ngày Tết truyền thống, tuy nhiên phần nhân bánh có đậu xanh, thịt gà, trứng muối và đặc biệt có thêm hồng đẳng sâm được cân đo, điều chỉnh độ bổ dưỡng cho phù hợp. Lớp vỏ ngoài bánh gây ấn tượng với màu xanh tím của hoa đậu biếc. Bánh tét nhân sâm thường được mua gửi tặng người thân, bạn bè như lời chúc dồi dào sức khỏe trong năm mới. 

Bánh tét thịt mỡ đậu xanh 

Bánh Tét thịt mỡ đậu xanh 

Bánh Tét thịt mỡ đậu xanh 

Bánh tét thịt mỡ đậu xanh là kiểu bánh tét ngày Tết với nhân mặn rất phổ biến ở miền Tây, được nhiều người yêu thích. Phần nhân có đậu xanh bọc ngoài lớp thịt mỡ, ba rọi ướp gia vị được cắt hình chữ nhật dài bằng đòn bánh. Thịt trước khi gói có thể đem phơi nắng để lúc nấu chín sẽ trong và đẹp mắt hơn. Bánh tét thịt mỡ đậu xanh nấu chín cầm nặng tay, nếp đậu săn chắc, thơm nhẹ mùi lá chuối, gia vị thấm nhân đậm đà, mỡ mềm tan ăn không ngấy.

Bánh tét lá cẩm 

Bánh tét ngày Tết với màu tím đặc trưng 

Bánh tét ngày Tết với màu tím đặc trưng 

Cũng là một phiên bản của bánh tét ngày Tết nhân mặn, bánh tét lá cẩm khá nổi tiếng ở Cần Thơ. Món ăn làm thay đổi diện mạo, tăng hương vị cho bánh tét truyền thống. Người làm bánh ngâm nếp với nước lá cẩm cho ra màu tím sẫm, phần nhân ngoài đậu xanh và thịt mỡ còn có thêm lòng đỏ trứng muối bùi béo, mằn mặn. Ngoài màu tím lá cẩm, nhiều người cũng ngâm nếp với lá dứa, trái gấc để cho màu sắc đẹp mắt, tươi tắn theo ý thích.

Bánh tét Trà Cuôn

 Bánh Tét Trà Cuôn ở huyện Cầu Ngang, Trà Vinh

Bánh Tét Trà Cuôn ở huyện Cầu Ngang, Trà Vinh

Bánh tét Trà Cuôn được người dân huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) làm bán quanh năm chứ không riêng mùa Tết, nhưng khi xuân về thì loại bánh này càng được ưa chuộng. Đòn bánh ở đây được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và trứng muối. Người làm bánh trộn nếp với màu rau củ như lá bồ ngót, lá dứa, lá cẩm và trái gấc để tăng thêm màu sắc tươi tắn, hương vị cho bánh. Du khách đến Trà Vinh có thể tìm mua bánh tét tại cơ sở Hai Lý ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang. 

Bánh tét chiên

Bánh tét chiên thường xuất hiện sau ngày Tết 

Bánh tét chiên thường xuất hiện sau ngày Tết 

Thay vì thưởng thức bánh tét nấu chín, người miền Tây cũng có phiên bản bánh tét chiên lạ miệng, thường xuất hiện sau Tết. Bánh nấu chín cắt khoanh vừa ăn chiên trong chảo ngập dầu, vỏ ngoài vàng giòn còn bên trong mềm dẻo. Món ăn này thường kèm với dưa góp, tôm khô, có thể chấm với tương ớt cay ngọt nếu thích.

Như vậy, trong bài viết này đã giới thiệu cho bạn 8 kiểu bánh tét ngày Tết rất phổ biến ở miền Tây. Mỗi loại bánh đều có hương vị riêng biệt và đặc trưng của vùng đất sông nước. Bạn có thể thưởng thức những chiếc bánh này trong dịp Tết Nguyên Đán hoặc mua làm quà cho người thân và bạn bè. TSTtourist hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về nền ẩm thực phong phú và đa dạng của miền Tây Nam Bộ.